Những bộ phim gợi nhớ mùa hè tuổi thơ của 8X-9X

Hoa cỏ may

Hoa cỏ may có 3 phần: “Thời niên thiếu” gồm 4 tập, “Những ngày bình yên” gồm 8 tập và “Những ngày giông bão” gồm 39 tập. Phim kể lại câu chuyện của một nhóm bạn trẻ gồm 7 cô bé – cậu bé: Na, Hương, Hùng, Thái, Thủy, Bình, Tiến. Ở nhiều miền quê khác nhau nhưng nhóm bạn có duyên cùng tụ họp, trở thành những người bạn thân thiết và quyết định thành lập nhóm mang tên: “Hà Nội tụ nghĩa”.

Của để dành

Của để dành xoay quanh gia đình bà Vi và ba đứa con lớn của bà là Thanh, Tiến và Thư. Bà Vi thường xuyên bệnh tật nên cần người chăm sóc, nhưng cả ba đứa con của bà do quá bận rộn với công việc nên không có thời gian chăm sóc mẹ. Vì vậy, ba đứa con đã quyết định tìm người giúp việc cho bà, nhưng tất cả đều không ở lại giúp việc được lâu. Thất vọng vì ba đứa con của mình, bà đã quyết định bỏ đi. Chỉ khi ấy, ba người con mới nhận ra bà Vi quan trọng thế nào. Họ đã lo lắng và sốt sắng đi tìm mẹ mình. Sau khi cảm thấy mình đã cho họ một bài học đích đáng, cuối cùng bà cũng trở về.

Cổng mặt trời

Năm 2009, bộ phim Cổng Mặt Trời của đạo diễn Nguyễn Dương đã ra mắt khán giả và để lại ấn tượng sâu sắc khi kể về câu chuyện đầy cảm xúc của một nhóm sinh viên nghèo lên thành phố học tập.

Bộ phim mang ý nghĩa từ truyền thuyết: khi một người trẻ tuổi muốn chứng minh được sự trưởng thành, họ phải bước qua một cổng thử thách bằng lửa nóng nằm hướng về phía Đông vào lúc giao điểm của ngày và đêm. Hành động đó chứng minh cho trí tuệ, sự can đảm và trái tim nhiệt thành đã được tôi luyện qua lửa. Bước qua cánh cổng ấy, họ đã thực sự trưởng thành và có đủ bản lĩnh để vững bước vào đời. Người ta gọi tên cánh cổng ấy là cổng mặt trời.

Phía trước là bầu trời

Phía trước là bầu trời là một bộ phim tâm lý xã hội của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, ra mắt lần đầu năm 2001. Phim đã được phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật, trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam.

Nội dung phim xoay quanh cuộc sống của Nguyệt, Thương và Nhung, ba cô gái tỉnh lẻ vừa tốt nghiệp đại học sống trong một xóm trọ sinh viên. Những bộ hồ sơ xin việc và những buổi đi tìm việc chiếm hết thời gian của họ. Nhung xin vào làm báo cho một tòa soạn, Thương làm việc trong nhà hàng còn Nguyệt vì có người yêu đàng hoàng nên xin được việc tốt hơn. Ba cô gái với ba cá tính khác nhau sống chung một nhà. Hàng ngày họ phải đối mặt với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền. Trong khu trọ cũng có nhiều sinh viên, mỗi người một hoàn cảnh, một mảnh đời khác nhau như một xã hội thu nhỏ với đủ buồn vui.

Hãy cứ nghĩ phía trước mình là bầu trời để có

niềm tin mà bước tiếp

Đội đặc nhiệm nhà C21

Đội đặc nhiệm nhà C21 là bộ phim truyền hình dài 5 tập của đạo diễn Vũ Hồng Sơn, ra mắt lần đầu tiên trong chương trình Văn nghệ chủ nhật vào năm 1998 và từng gắn bó với thế hệ trẻ Việt Nam thời đó.

Bộ phim nói về 5 người bạn học cùng lớp có chung một niềm đam mê phá án, đó là “Minh tổ cú”, “Sơn sọ”, “Sáng béo”, “Tùng quắt”, “Quang sọt”. Họ đã tập hợp lại và thành lập Nhóm đặc nhiệm nhà C21. Dù chỉ là những cậu học sinh cấp hai, những bằng sự thông minh, nhanh trí, có tài phán đoán, họ đã phá được những vụ án quan trọng và phần nào mang lại sự bình yên cho khu tập thể và trường học. Sau này nhóm đã kết nạp thêm hai cô bạn đáng yêu và thông minh, đó là “Hạnh tăm tre” và “Tuyết mèo con”. Vì vậy, nhóm đổi tên thành “Đội đặc nhiệm nhà C21”.

Kính vạn hoa

Kính vạn hoa là một bộ phim của hãng phim truyền hình TFS được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Câu chuyện mang tính hài hước kể về những chuyện vui buồn trong giới học trò, những trò nghịch ngợm, những trò chơi thú vị, những bài học cuộc sống sâu sắc và đầy ý nghĩa. Những nhân vật chính là Quý ròm, nhỏ Hạnh, Tiểu Long cùng các nhân vật khác. Mỗi tập là 1 câu chuyện khác nhau xung quanh 3 cô cậu bé này. Những tập Kính vạn hoa có thể coi là những cuốn sách tâm lý của tuổi học trò.

Loan tin ngay